Trang chủ Blog ÚC

Bí quyết xin visa du học Úc thành công

Trước hết, để xin visa du học Úc thành công, bạn cần phải chứng minh được mục đích du học của mình là đúng đắn, hợp lý; chuẩn bị cho mình một bộ hồ sơ đầy đủ, chân thực; nắm bắt được quy trình xin visa du học Úc và các quy định của bộ Di trú Úc tại thời điểm hiện tại.

1. Nắm chắc quy trình xin visa du học Úc

Việc nắm chắc quy trình xin visa du học giúp bạn tận dụng được thời gian, rút ngắn các bước không cần thiết và làm hồ sơ xin visa một cách nhanh chóng nhất. Thế nên, bạn hãy dành thời gian để tìm hiểu kỹ về quy trình xin visa du học Úc trước khi tiến hành nộp hồ sơ để xin visa nhé!

2. Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ xin visa

Lãnh sự quán Úc cực kỳ “kỹ tính” trong việc xem xét các hồ sơ, thế nên chỉ cần sai sót một lỗi nhỏ là toàn bộ công sức của bạn coi như công cốc.

 

Hãy cẩn thận xem xét mọi thứ và lưu ý những điều sau:

+ Tuyệt đối không làm bất cứ giấy tờ giả nào: Dù điểm GPA của bạn chỉ 5.5? Đừng lo, vì vẫn có trường nhận học sinh GPA 5.5 vào học mà, bạn tuyệt đối không làm hồ sơ giả, vì như vậy là tự đẩy mình vào ngõ cụt, vì chỉ cần 1 tờ giấy giả mạo, bạn sẽ bị đánh rớt hồ sơ ngay lập tức và không có cơ hội làm hồ sơ xin visa du học lần thứ 2.

 

+ Chỉ du học khi bạn có đủ tài chính: gia đình bạn phải chứng minh có đủ năng lực tài chính để chi trả cho toàn bộ khoản học phí, sinh hoạt phí, tiền bảo hiểm, đi lại …trong suốt quá trình bạn theo học tại Úc. Có rất nhiều cách để chứng minh năng lực tài chính: sổ tiết kiệm, bất động sản, thu nhập…

 

+ Đừng đi du học khi mục đích không phải là du học: Nếu như trên hồ sơ của bạn thể hiện mục đích du học là để làm thêm, kiếm tiền hay định cư…thì chắc chắn hồ sơ của bạn sẽ bị từ chối visa ngay lập tức. Vì thế, bạn phải thể hiện rõ mục đích đi học tập thực sự của mình, thông qua một kế hoạch học tập phù hợp, mục đích học tập rõ ràng và chính đáng; dự kiến tương lai sau khi học xong về nước…

3. Vượt qua vòng phỏng vấn xin visa

Khi xin visa du học Úc, không phải ai cũng bị phỏng vấn. Tuy nhiên, hãy luôn chuẩn bị tâm lý sẵn sàng cho các cuộc phỏng vấn qua điện thoại của lãnh sự quán, các bạn nhé!

 

3.1. Luôn sẵn sàng:

Lãnh sự quán sẽ không bao giờ thông báo trước về ngày, giờ họ sẽ phỏng vấn bạn. Vì vậy, trong giai đoạn có khả năng diễn ra cuộc phỏng vấn (sau khi bạn đã nộp hồ sơ xin visa lên lãnh sự quán) thì hãy đảm bảo điện thoại luôn mở máy và chuẩn bị tâm thế bình tĩnh, sẵn sàng trả lời phỏng vấn bất cứ lúc nào.

Bạn phải chuẩn bị trước thật tốt các câu trả lời cho các câu hỏi mà lãnh sự quán có thể đưa ra, đặc biệt chú ý đến kế hoạch học tập và mục đích du học của mình.

 

3.2. Tâm lý tự tin, thoải mái khi trả lời phỏng vấn

Luôn giữ thái độ tự tin, bình tĩnh, trả lời rõ và đúng ý hỏi của người phỏng vấn. Các cuộc phỏng vấn sẽ được ghi âm lại để phục vụ cho quá trình xét duyệt visa.

Lời khuyên là bạn nên luyện tập trước những nội dung phỏng vấn hàng ngày với một người bạn, hoặc đứng trước gương, thậm chí ghi âm, ghi hình lại để tự điều chỉnh phần phỏng vấn của mình.

Thở sâu và mỉm cười khi trả lời phỏng vấn: người phỏng vấn sẽ có thể cảm nhận thấy được nụ cười và tinh thần vui vẻ của bạn qua điện thoại. Hơn nữa, đây cũng là cách giúp bạn lấy lại bình tĩnh.

 

3.3. Đảm bảo không bị tạp âm trong quá trình diễn ra cuộc phỏng vấn visa của lãnh sự quán

Khi nhận được điện thoại phỏng vấn, bạn nên đảm bảo rằng mình đang ở trong một căn phòng yên tĩnh, không có tiếng ồn, tiếng người nói chuyện xung quanh. Nếu bạn sống ở nơi có sóng điện thoại yếu, hãy kiểm tra cho thật kĩ để cuộc phỏng vấn không bị gián đoạn, thậm chí, di chuyển sang nơi có sóng điện thoại mạnh hơn khi diễn ra cuộc phỏng vấn.

 

3.4. Bạn phải nắm được những vần đề sau:

+ Phải nắm rõ lộ trình học, bạn sẽ học những khoá học nào (khóa học kéo dài bao lâu? tại địa điểm nào? chuyên ngành gì? có những môn học nào?…).

+  Phải nhớ rõ quá trình học tại Việt Nam của mình như thế nào (Trường, lớp, tổng kết của bạn như thế nào? Bằng cấp cao nhất của bạn là gì?...)

+ Phải tìm hiểu kĩ thông tin về ngôi trường bạn sẽ theo học (Trường nằm ở đâu? Website trường là gì? Trường đào tạo những chuyên ngành nào? Tại sao bạn lại thích học trường này…).

+ Phải tìm hiểu về đất nước mà bạn sẽ học tập và sinh sống (nó nằm ở đâu trên thế giới, có bao nhiêu bang, vùng miền và khí hậu, văn hoá xã hội….)

+  Phải nắm rõ được nguồn tài chính cung cấp cho bạn ăn học (công việc của bố mẹ? giá trị sổ tiết kiệm? học phí 1 năm học là bao nhiêu? Sinh hoạt phí 1 năm là bao nhiêu?…)

+ Trong thời gian đi học bạn có dự định đi làm thêm không? Đây là vấn đề mà phần lớn các bạn sinh viên Việt Nam mắc phải. Đa số sẽ trả lời là “không”. Nhưng nhân viên của Lãnh sự quán thừa hiểu rằng các bạn sẽ đi làm thêm khi sang Úc du học. Vì vậy, hãy trả lời thẳng thắn quan điểm của mình rằng bạn sẽ kết hợp đi làm thêm nếu có thời gian, tuy nhiên việc học tập để có được tấm bằng tốt mới là mục tiêu chủ đạo của bạn.

+ Nếu trình độ tiếng Anh của bạn chưa tốt khi trả lời các câu hỏi của Lãnh sự quán, đừng quá hoang mang, luống cuống, mà hãy tự tin và thành thật nói với họ rằng: “vì tiếng anh của tôi chưa tốt nên tôi sẽ đăng ký một khoá học tiếng Anh ngắn hạn trước khi vào học chuyên ngành”.

+ Nếu nhân viên Lãnh Sự Quán hỏi rằng bạn có dự định ở lại định cư sau khi tốt nghiệp không, thì hãy nhớ mục tiêu ban đầu của mình là sau khi kết thúc khóa học sẽ về Việt Nam phát trển sự nghiệp theo chuyên ngành mình đã chọn.

+ Nếu bạn không nghe rõ câu hỏi của Lãnh sự quán, đừng ngần ngại hỏi lại để có thể trả lời đúng câu hỏi mà họ yêu cầu.

 

+ Tuyệt đối không vì tâm lý quá lo lắng mà nhờ người khác cầm số điện thoại của bạn để trả lời phỏng vấn thay bạn, điều này cực kỳ nguy hiểm vì Lãnh Sự Quán sẽ có cách kiểm tra thông tin và biết được người đang trả lời không phải là bạn. Điều này thật sự rủi ro cho hồ sơ xin visa của bạn, ngay cả cơ hội sau này bạn có nộp hồ sơ xin visa lại cũng vô cùng khó khăn. 

@ Copyright 2019 Công ty CP VISATA | All Rights Reserved